Tinh hoa điêu khắc đá triều lý tại chùa Hương Lãng chạm khắc công phu
Những nét chạm khắc tinh xảo. Những hiện vật bằng đá mang phong cách thời Lý, dù không còn nguyên vẹn nhưng vẫn là những dấu tích minh chứng cho tầm vóc của một ngôi chùa được triều đại nhà Lý cho xây dựng cách nay gần nghìn năm.
Chùa Hương Lãng còn có tên gọi: Thạch Quang Tự; Viên Giác Tự, chùa Lạng hay chùa ông Sấm. Nơi đây, chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – người phụ nữ tài sắc đã 2 lần nhiếp chính. Bà cũng là người cho xây dựng ngôi chùa Hương Lãng vào khoảng năm 1115.
Ông Nguyễn Văn Năm – Chủ tịch UBND xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh, chùa Hương Lãng không còn nguyên vẹn. Những vết tích còn lại cho thấy vật liệu xây dựng ngôi chùa chủ yếu bằng đá, được chạm khắc công phu. Những phiến đá được tạo hình con sấu thay tay vịn của lối ra vào nhà tiền đường được chạm khắc cảnh rồng bay phượng múa trên sóng nước mây trời, tạo thành tác phẩm điêu khắc độc đáo, thể hiện nét tài hoa của bàn tay người thợ thời Lý.
Đặc biệt, giữa hậu cung là “linh vật” sư tử đội tòa sen, còn được gọi là ông Sấm, tượng trưng cho sức mạnh của đất trời, ý chí của con người vươn lên hướng thiện. Đây là một bệ tượng đồ sộ nhất của thời Lý hiện còn được lưu giữ tại chùa Hương Lãng.
Đại Đức Thích Thanh Hội – Trụ trì chùa Hương Lãng
Những dấu tích văn hóa thời Lý được xem là tập trung nhiều nhất ở chùa Hương Lãng. Với những giá trị đặc biệt đó, năm 1974, chùa Hương Lãng được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Hương Lãng không chỉ là điểm đến tâm linh cho nhân dân địa phương mà còn là nơi có nhiều Phật tử và du khách thập phương ghé thăm và chiêm bái, cầu mong những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước./.